Làm sổ tiết kiệm cho con là hình thức gửi tiết kiệm dành cho khách hàng có con ở độ tuổi dưới 15. Tài khoản tiết kiệm đứng tên con đồng thời dưới sự giám sát của bố mẹ.
Lợi ích từ làm sổ tiết kiệm cho con là gì?
Với hình thức gửi tiết kiệm cho con này. Các bậc phụ huynh có thể tích lũy muốn dành cho con một khoản tiền cho tương lai lại sinh lãi bởi hình thức gửi tiết kiệm này đem lại khá nhiều lợi ích.

Phụ huynh và con có thể hoàn toàn linh động chọn số tiền muốn thêm vào tài khoản bất cứ lúc nào và không giới hạn số lần và số tiền nộp vào tài khoản.
Bởi có thể gửi tiền bất cứ lúc nào mà không cần phải theo thời hạn cố định là từng tháng. Và có bình quân lãi suất cao hơn so với bảo hiểm nhân thọ. Nên hình thức mở sổ tiết kiệm cho con ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ cần một khoản tiền nhỏ hàng tháng, khoảng vài trăm nghìn đồng trong vài năm. Phụ huynh đã có thể tích lũy thành số tiền lớn giúp trẻ ăn học cũng như là các dự định tương lai cho con.
Các hình thức gửi sổ tiết kiệm
Khách hàng lập sổ tiết kiệm cho con có thể gửi góp thêm tiền bất cứ lúc nào. Với nhiều hình thức khác nhau như: ở quầy giao dịch, internet banking, mobile banking hay đơn giản nhất chính là qua cây ATM. Lãi suất tiền gửi áp dụng là lãi suất có kỳ hạn và thả nổi theo thị trường thường ở mức 6,5% – 8%/ năm. Còn lãi suất bảo hiểm chỉ đạt 3% – 5%.
Với những ưu điểm trên. Hàng loạt các ngân hàng đưa ra sản phẩm gửi tiết kiệm cho con với các tên gọi khác nhau như: Tiết kiệm Phù Đổng của Sacombank. “lớn lên cùng bé yêu” với BIDV, “tiết kiệm chắp cánh cho con yêu” của Đông Á Bank. Thiên thần nhỏ” của ACB,….
Hồ sơ thủ tục gửi tiết kiệm cho con
Hồ sơ thủ tục đăng kí tiết kiệm cho con rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần đăng kí theo mẫu giấy nộp tiền của ngân hàng. Đem theo CMND/ hộ chiếu còn hạn, giấy tờ xác nhận mối quan hệ giữa phụ huynh và con như. Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,.. để tiến hành làm sổ tiết kiệm.
Tuy nhiên so với gửi tiết kiệm thông thường. Thì gửi tiết kiệm cho con sẽ có lãi suất thấp hơn. Và nếu như so với đóng bảo hiểm nhân thọ thì đôi khi gửi tiết kiệm sẽ không hiệu quả bằng. Ví dụ trong trường hợp cha mẹ xảy ra sự cố. Thì khi con cái đến tuổi trưởng thành vẫn hưởng đúng số tiền theo hợp đồng bảo hiểm đã mua. Còn với sổ tiết kiệm cho con, sẽ chỉ nhận được đúng bằng số tiền đã gửi.